Theo đông y lá diếp cá có tính vị hơi lạnh, có độc, cay, vào phế kinh nên được sử dụng rất phổ biến dùng để điều trị các bệnh trĩ, lành vết lở loét,…cũng là nguyên liệu không thể thiếu trong các bài thuốc dân gian.
Theo y học trong lá diếp cá chứa nhiều hợp chất như protid, glucid, lipid, các chất khoáng toàn phần, cellulose, myrcen,… khi xông hơi nó sẽ mang lại các công dụng:
Khử trùng, kháng khuẩn vùng kín bị tổn thương.
Trị viêm, làm lành các ổ viêm loét.
Đào thải, thanh lọc các độc tố trong cơ thể
Giảm sưng phồng, giảm đau cho búi trĩ.
#1. Xông hơi lá diếp cá trị bệnh trĩBước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
– 200-300g lá diếp cá
– Khăn trùm lớn
Bước 2: Sơ chế nguyên liệu
– Lá diếp cá: loại bỏ lá bị héo, úa, vàng rồi đem ngâm nước muối. Rửa sạch.
– Tiến hành cho lá rửa sạch bào nồi cùng với 2,6 lít nước. Đun sôi trong vòng 10-15 phút, tắt bếp.
– Đổ nồi vào chậu xông.
Bước 3: Vệ sinh vùng hậu môn
– Rửa sạch vùng kín bằng nước muối sinh lý bán trong các cơ sở y tế sẽ giúp tảng hiệu quả trong quá trình xông.
Bước 4: Thực hiện xông hơi
– Đưa vùng kín hậu môn gần sát chậu xông hơi vừa đổ khoảng cách 10-15cm tránh để gần sẽ gây bỏng vì hơi nước còn nóng.
– Chùm kín khăn tránh để hơi thoát ra ngoài.
– Thời gian xông hơi lý tưởng 15 phút, thực hiện 1-2 lần/tuần bệnh tình sẽ thuyên giảm.
Xông mặt bằng rau diếp cá là phương pháp làm khá đơn giản ngay tại nhà, với cách làm này thì sẽ giúp làn da mặt sạch hơn, căng hơn và hơn hết giúp ngăn chặn các tác nhân gây mụn ngoài môi trường, đặc biệt là bụi bẩn.
Bước 1: Chuẩn bị và sơ chế nguyên liệu
– Chuẩn bị 20 lá diếp cá đã được rửa sạch sẽ rồi cho vào nồi.
– Một ít muối hột và khăn trùm lớn
– Cho lá diếp cá đã rửa sạch sẽ vào nồi đun nồi. Tắt bếp rồi cho ít muối vào.
Bước 2: Vệ sinh mặt mũi sạch sẽ
– Rửa mặt thật sạch sẽ bằng nước muối sinh lý bán ở các cơ sở y tế, hiệu thuốc hoặc bằng sữa rửa mặt để loại các bã nhờn, bụi bẩn trên bề mặt ngoài để tặng hiệu suất quá trình xông.
Bước 3: Tiến hành xông
– Đưa mặt gần sát nồi xông khoảng cách 8-10cm không nên đưa mặt quá gần vì hơi nóng có thể làm bỏng, rát, đỏ mặt.
– Lưu ý thời gian xông lý tưởng 10-15 phút, thực hiện tuần 2-3 lần giúp ngăn ngừa mụn, giảm thâm hiệu quả cao.
Ngoài phương pháp xông hơi truyền thông trên ta có thể xông hơi bằng phòng xông hơi ướt, thùng xông hơi cá nhân sẽ tối ưu nhiều công đoạn chuẩn bị cồng kềnh mà nhiệt độ ổn định quá trình xông hiệu quả cao hơn.
– Nên lựa chọn thật kỹ lưỡng tránh các lá chứa các thuốc trừ sâu, kích thích, gây độc.
– Người bệnh trĩ nên kiên trì thực hiện liên tục cho đến khi hết bệnh.
– Khi bệnh trĩ cấp độ năng nên dùng thêm các thuốc đặc trị.
– Nếu bệnh tình không tiến triển nên đến ngay các cơ sở y tế điều trị kịp thời.
– Nên ngồi xông hơi với khoảng cách hợp lý tránh ngồi gần quả gây bỏng, rát vùng hậu môn bệnh tình càng nặng.
– Tuyệt đối không được rửa sau khi mới xông hơi xông vì khi đó các lỗ chân lông sẽ co khít tích nước gây phù nề.