Bạn đang xem bài viết Cách Hút Mủ Mụn Nhọt Cho Bé Tại Nhà được cập nhật mới nhất trên website Xogc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Mụn nhọt hay đinh nhọt ở trẻ không chỉ gây đau nhức, khó chịu mà còn dễ viêm nhiễm nếu không được vệ sinh sạch sẽ. Vậy khi trẻ bị mụn nhọt có nên nặn mủ và đâu là cách hút mủ mụn nhọt cho bé tại nhà an toàn, hiệu quả nhất?Mụn nhọt ở trẻ có thể chữa trị tại nhà
rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thường có mủ nổi dưới da khi vi khuẩn gây viêm nhiễm lỗ chân lông hoặc tuyến dầu. Nguyên nhân gây mụn nhọt ở trẻ là do vi khuẩn, liên cầu khuẩn mà chủ yếu là tụ cầu khuẩn vàng (Staphylococcus aureus) gây ra.
Mụn nhọt thông thường thì không nguy hiểm
Thông thường khi sức đề kháng của trẻ khỏe mạnh, mụn sẽ tự vỡ, khô miệng và khỏi nên mẹ chỉ cần vệ sinh sạch sẽ vùng da bị mụn của trẻ để tránh nhiễm bụi bẩn đồng thời tăng cường cho trẻ nhiều thực phẩm tươi mát, uống nhiều nước. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng không nên tự ý nặn, bóp, trích, cào cấu vào mụn nhọt hoặc bôi các loại kem có chứa chì, corticoid, uống thuốc kháng sinh khi chưa có sự chỉ định từ bác sĩ. Bởi thực tế, những giải pháp này chưa chắc đã mang lại hiệu quả trị mụn nhọt mà thậm chí còn khiến việc chữa mụn nhọt kéo dài di dẳng hơn đồng thời có thể tăng nguy cơ viêm nhiễm với những trẻ có hệ thống miễn dịch kém.
Berberine – Kháng sinh thực vật giúp loại trừ mụn hiệu quả
Một trong những xu hướng trị mụn nhọt cho trẻ tại nhà được nhiều mẹ truyền tai nhau hiện nay là sử dụng gel bôi Oatrum Kids. Được chiết xuất 100% với các thành phần chính là Berberine, Nano Cucumin, sản phẩm giúp kháng khuẩn, chống viêm, giảm sưng, ngứa đau rát ở trẻ bị mụn nhọt, từ đó giúp triệt tiêu mụn nhọt dễ dàng nhanh chóng đồng thời ngăn ngừa những biến chứng có thể xảy ra với trẻ. Đặc biệt sản phẩm còn tuyệt đối an toàn, thân thiện với sức khỏe của trẻ nhỏ.
Cách hút mủ mụn nhọt cho trẻ bằng hai bài thuốc dân gian
– Hút mụn nhọt đã vỡ cho trẻ bằng lá khoai lang: 50g lá khoai lang non, rửa sạch giã nhỏ với 12g đậu xanh nguyên vỏ và ½ thìa cà phê muối, bọc vào vải sạch, đắp vào nơi mụn nhọt, băng lại, ngày thay 2 lần cho trẻ để hút hết mủ mụn nhọt.
Bài thuốc hút mụn mủ mụn nhọt từ lá khoai lang
– Lá và búp bàng rửa sạch, cho vào nồi nước đun sôi, đợi nước nguội bớt đến khi âm ấm cho vùng da trẻ bị mụn nhọt ngâm ngập nước trong khoảng 20 phút. Ngoài ra, mẹ cũng có thể giã nát lá và búp bàng non rồi cho vào đun sôi, dùng hỗn hợp đó đắp lên vết thương cũng mang lại hiệu quả hút mủ mụn nhọt không kém. Sở dĩ lá bàng có khả năng trị mụn nhọt có mủ là vì chất tanin trong lá và búp bàng giúp sát khuẩn, hút hết mủ ra ngoài.
Đây được xem là hai cách hút mủ mụn nhọt được lưu truyền rộng rãi trong dân gian, tuy nhiên, theo các chuyên gia, hai bài thuốc hút mủ mụn nhọt này không thật sự an toàn vì những loại lá cây cha mẹ dùng không hẳn đều đảm bảo nguồn gốc và được làm sạch 100%. Chỉ cần chứa vi khuẩn, sâu bọ hoặc thuốc trừ sâu chúng có thể khiến mụn nhọt có mủ bị nhiễm khuẩn, gây nhiễm trùng da, nhiễm trùng huyết vô cùng nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ.
Xử trí thông minh khi hút mủ mụn nhọt ở trẻ
Việc tự ý hút mủ mụn nhọt cho trẻ rất không an toàn do đó, khi phát hiện mụn nhọt của trẻ bị bưng mủ, tốt nhất mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ. Nếu xác định mụn nhọt lành tính và không có bất kỳ dấu hiệu gì nghiêm trọng bác sĩ sẽ chọc vỡ mụn với thủ thuật đơn giản. Khi làm thủ thuật trẻ sẽ được bôi thuốc gây tê cục bộ, sau đó rạch một đường nhỏ trên đầu mụn để mụn chảy ra và trở nên khô ráo. Cuối cùng, trẻ sẽ được băng nhọt lại và được hướng dẫn cách vệ sinh tại nhà.
Việc hút mủ mụn nhọt cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên môn
Lưu ý, tùy vào kích thước và mức độ viêm nhiễm sâu rộng của mụn nhọt mà việc chọc vỡ mụn, hút mủ mụn có thể để lại sẹo nhỏ trên da của trẻ. Bởi vậy, các bậc phụ huynh đừng quên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện.
Mách Mẹ Cách Trị Rôm Sảy Mụn Nhọt Cho Bé Hiệu Quả Nhất
Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng rôm sảy ở các bé, đặc biệt là bé sơ sinh là do các tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn. Hiện tượng này thường xảy ra khi thời tiết nóng nhưng đôi khi cũng do mẹ cho bé mặc quần áo quá bí; trẻ bị sốt cao hay trẻ ở trong lồng ấp cộng với khí hậu nhiệt đới nóng, ẩm dẫn đến một vài vi khuẩn thường trú ngoài da có thể bài tiết một loại chất nhờn làm bít các ống tuyến mồ hôi.
Đặc biệt vào mùa hè, thời tiết nóng bức làm cơ thể chúng ta phải điều nhiệt bằng cách tiết ra nhiều mồ hôi làm giảm nhiệt độ cơ thể. Khi mồ hôi tiết ra quá nhiều, cùng với việc các lỗ chân lông bị tắc do bụi bẩn, do nhiễm khuẩn làm cho mồ hôi bị ứ đọng trong ống tuyến bài tiết mồ hôi ở da hoặc ống tuyến bị vỡ gây rôm sảy.
Có 3 dạng lâm sàng của rôm sảy được phân loại dựa theo vị trí ống dẫn mồ hôi bị tắc nghẽn.
– Miliaria crystallina (Rôm sảy kết tinh): Đây là dạng nhẹ của rôm sảy, biểu hiện bởi những mụn nước nông, nhỏ, trong, và những sẩn dễ vỡ nhưng không ngứa, không đau.
– Miliaria rubra (Rôm sảy đỏ): Xảy ra ở vị trí sâu hơn trong lớp thượng bì (epidermis) của da, gây ra những sẩn đỏ có cảm giác đau nhói và ngứa nhiều.
– Miliaria profunda (Rôm sảy sâu): Đây là dạng rôm sảy ít gặp, xảy ra chủ yếu ở những người lớn đã bị nhiều đợt rôm sảy đỏ. Miliaria profunda có thể gây tình trạng không có mồ hôi lan rộng dẫn đến hội chứng kiệt sức do nóng: Chóng mặt, buồn nôn, mạch nhanh.
Các mẹ của thể tham khảo những chia sẻ của bác sĩ Nguyễn Duy Hưng trên trang web của Bệnh viện Da liễu Trung ương, nguyên tắc trị rôm sảy mụn nhọt cho bé là luôn để cho cơ thể bé mát mẻ, thoáng khí, hạn chế mồ hôi tiết ra, chống viêm da.
Cụ thể:
– Cho trẻ ở nơi thoáng mát, thông gió. Tránh những nơi đông đúc, ngột ngạt, nơi nóng bí gió.
– Mặc quần áo thoáng mát cho con, tránh các loại vải quá nhiều sợi tổng hợp, không thoát được mồ hôi.
– Tắm thường xuyên cho trẻ giúp cho cơ thể mát, da sạch sẽ, các lỗ chân lông không bị bịt kín cũng là cách trị rôm sảy mụn nhọt cho bé rất hiệu quả. Ngoài ra mẹ có thể tắm bằng thuốc tím pha loãng, sữa tắm cho trẻ, không sử dụng loại xà phòng hay sữa tắm có độ pH không phù hợp với da.
– Sử dụng các loại kem bôi hoặc phấn rôm có tác dụng trị rôm sảy mụn nhọt cho bé.
– Đảm bảo con uống đủ nước, có thể uống nước sắn dây, đỗ đen, quả cam, chanh… Hạn chế các loại nước có nhiều đường để giữ cơ thể con luôn mát mẻ
Bé Bị Mụn Nhọt Ở Mông Bôi Thuốc Gì Cho Nhanh Khỏi?
Bé bị mụn nhọt ở mông nếu không điều trị kịp thời có thể đối mặt với biến chứng nhiễm trùng máu, viêm phổi, viêm màng não mủ… Vì vậy, việc lựa chọn thuốc điều trị mụn nhọt cho bé trở lên vô cùng quan trọng, quyết định tới kết quả điều trị.
4 nguyên nhân khiến trẻ nổi mụn nhọt ở mông
Bé bị mụn nhọt ở mông có thể do dị ứng với tã bỉm hay không được vệ sinh sạch sẽ
Bé bị mụn nhọt ở mông do nhiều nguyên nhân gây nên
1.Lỗ chân lông bị tắc
Nếu trẻ nằm, ngồi quá nhiều, mặc quần áo bó sát gây ướt, dính mồ hôi sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây tắc lỗ chân lông và sinh ra mụn nhọt.
2. Viêm nang lông
Nguyên nhân thứ 2 khiến trẻ bị nổi mụn ở mông là do viêm nang lông. Đây là nguyên nhân rất phổ biến bởi vùng da mông là nơi chứa nhiều lỗ chân lông, khi chúng bị kích ứng sẽ trở nên đỏ và sưng. Những vết sưng này thường có đầu trắng, có thể gây ngứa hoặc đau.
Vì sao bé bị viêm nang lông? Nguyên nhân có thể đến từ chất liệu quần áo mẹ chọn cho bé, thường những loại vải được làm từ nilong hay polyester khiến mồ hôi không thoát ra ngoài được gây viêm và nổi mụn.
3. Bé thường xuyên đóng bỉm
Tã/bỉm không chỉ là nguyên nhân khiến trẻ bị hăm da mà còn khiến trẻ bị nhọt ở mông gây đau đớn vô cùng.
Đóng tã/bỉm thường xuyên cũng khiến bé bị mụn nhọt ở mông
Nếu bé đóng bỉm trong thời gian dài mà cha mẹ không thay và vệ sinh sạch sẽ cho bé sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn có trong tã/bỉm lưu lại trên da gây ngứa ngáy, nổi mụn.
4. Áp xe da
Nếu mẹ thấy lỗ chân lông của bé bị nhiễm trùng thì đó là tình trạng áp xe da do tụ cầu vàng gây nên. Áp xe da khiến vùng mông của bé nổi mụn mọc thành cụm gây đau đớn, khó chịu.
Bé bị mụn ở mông bôi thuốc gì?
Bé bị mụn ở mông cần được điều trị đúng cách và kịp thời để ngăn ngừa biến chứng nhiễm trùng máu, viêm phổi, viêm màng não mủ… Tuy nhiên việc điều trị mụn nhọt ở mông cho bé không phải là điều đơn giản nên cha mẹ cần tìm hiểu kỹ trước khi tự ý điều trị cho bé tại nhà.
Bé bị mụn ở mông bôi thuốc gì? Thực tế trên thị trường hiện nay xuất hiện rất nhiều loại thuốc điều trị mụn nhọt nên cha mẹ đã tự ý mua về sử dụng cho bé mà không có sự tìm hiểu kỹ càng. Điều này vô tình khiến bệnh trở nên nặng hơn. Do đó, các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo cha mẹ nên đưa trẻ tới cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị và dùng thuốc theo đơn.
Bé bị mụn nhọt ở mông cần đến cơ sở y tế để kịp thời điều trị
Nếu mẹ muốn điều trị cho bé tại nhà, ngoài một số loại thuốc bôi phổ biến như Fucidine, Eosine… hãy dành sự ưu tiên cho các sản phẩm chiết xuất từ thảo dược tự nhiên để đảm bảo an toàn cho làn da của trẻ. Ngoài ra, việc chăm sóc, vệ sinh da bé cần được chú trọng bằng cách:
+ Vệ sinh sạch sẽ cơ thể bé hàng ngày, đặc biệt là vùng da nổi mụn ở mông. Nên dùng nước ấm pha với Bột tắm trẻ em Nhân Hưng lau nhẹ nhàng cho bé 2 lần/ngày để tăng hiệu quả chống viêm, kháng khuẩn, giảm ngứa, giảm sưng đỏ.
+ Hạn chế đóng bỉm cho bé để vùng da mông được thông thoáng, ngăn ngừa sự tiếp xúc của vi khuẩn tới vùng da bị mụn của bé.
+ Tránh để bé mặc quần áo bó sát, quần áo chất liệu thô cứng, tốt nhất nên chọn chất cotton rộng rãi, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt.
+ Đảm bảo môi trường sống xung quanh bé (chăn, ga gối đệm, đồ dùng…) để tránh sự xâm nhập của vi khuẩn.
Đăng bởi: Bottamnhanhung.vn
Những Điều Mẹ Nên Làm Khi Trị Rôm Sảy Mụn Nhọt Cho Bé
Có rất nhiều bài thuốc dân gian trị rôm sảy mụn nhọt cho bé bằng cách tắm đun nước các loại lá từ tự nhiên. Kinh nghiệm của các thế hệ trước đã để lại cho đời sau những bài học quý báu tuy nhiên mẹ vẫn cần phải đảm bảo vệ sinh khi tắm nước lá cho trẻ. Lưu ý khi sử dụng các loại lá này cần phải rửa sạch, kĩ, ngâm qua nước muối hoặc nước tím trước khi nghiền, lọc hay đun nước để tắm.
Các loại lá này có thể chứa nhiều vi khuẩn gây hại, thậm chí là không chết sau khi đun sôi. Thêm vào đó, thành phần lông tơ trên lá cũng dễ gây kích ứng với làn da nhạy cảm của trẻ. Vì vậy bé cần được tắm sạch bằng sữa tắm trước khi tắm với nước lá. Sau khi vệ sinh cho bé rồi có thể rửa lại bằng nước ấm để rửa trôi lượng bột của lá có thể còn đọng lại trên da gây nhiễm vi khuẩn. Mỗi lần tắm chỉ nên kéo dài từ 7-10 phút.
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại phấn rôm không an toàn cho làn da của bé. Chính vì vậy chọn lựa phấn rôm đảm bảo chất lượng là một trong những điều nên làm khi trị rôm sảy mụn nhọt cho bé. Phấn rôm là sản phẩm cần thiết cho bé nhất là trong thời tiết nóng nực, oi ả. Thế nhưng hiện nay rất ít người biết lựa chọn phấn rôm đúng và an toàn để cho con sử dụng. Nếu da trẻ bị khô chúng ta không nên dùng mà thay vào đó có thể sử dụng kem giúp cân bằng, làm mềm da. Trong phấn rôm có chất hút ẩm nếu thoa lên sẽ làm mất chất nhờn gây nguy cơ mắc bệnh da liễu. Chính vì vậy, khi dùng phấn rôm để trị rôm sảy cho bé cần lựa chọn các sản phẩm uy tín và đã qua kiểm định giúp da bé khỏi mụn nhọt
.
Khi trị rôm sảy mụn nhọt cho bé người lớn nên tạo điều kiện thông thoáng, mát mẻ. Ngoài việc lựa chọn quần áo có chất liệu cotton thấm hút mồ hôi tốt phải thường xuyên tắm cho bé, chườm đá lạnh hoặc dùng khăn lau người trẻ khoảng 4-5 lần/ ngày mỗi lần 7-10 phút.
Tạo môi trường thoáng mát cho bé như sử dụng quạt sưởi, điều hòa nhiệt độ thích hợp,… chúng ta nên chủ động trong việc chống nắng khi đưa bé đi ra ngoài bằng mũ, nón vì nắng sẽ tạo điều kiện cho rôm sảy phát triển hơn. Hàng ngày trong các bữa ăn nên bổ sung nước và các chất vitamin như hoa, quả, cá,thịt, đậu.,… để cơ thể bé được hấp thụ, dưỡng ẩm da tốt.
4. Uống nhiều nước
Nhu cầu uống nước cũng là một phần thiết yếu để không mắc rôm sảy. Cho trẻ uống nước khi đã 6-12 tháng tuổi, tùy vào độ tuổi của từng bé mà chúng ta có thể đưa ra những cách tính lượng nước cần có trong ngày. Trung bình từ 6-12 tháng không quá 70-80ml/ngày. Độ tuổi từ 1-2 tuổi không quá 340-360ml/ngày. Đây là lượng nước trung bình mẹ cần quan tâm, không nên cho con uống nước quá nhiều so với quy định vì điều này sẽ làm rối loạn quá trình điện giải hệ bài tiết trong cơ thể bé.
5. Ăn nhiều hoa quả
Hàng ngày trong các bữa ăn nên bổ sung các chất vitamin như hoa, quả, cá,thịt, đậu.,… để cơ thể bé được hấp thụ, dưỡng ẩm da tốt. Trong trái cây có nhiều dinh dưỡng, chất xơ, vitamin a, e, c nên nó sẽ giúp trẻ khỏe mạnh không chỉ về thể chất mà còn giúp tinh thần luôn được thoải mái, tránh mắc các bệnh tật. Lưu ý cần chọn các loại hoa quả có nguồn gốc an toàn, tránh hàng giả, hàng nhái và bị hỏng. Một số loại còn có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, làm đẹp da, không tạo điều kiện cho rôm sảy phát tán như: cam, quýt, nho, bơ,…Thay vì ăn trực tiếp người lớn có thể xay nhuyễn thành sinh tố để cho trẻ uống, như thế sẽ dễ dàng hơn cho cả mẹ và bé.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Hút Mủ Mụn Nhọt Cho Bé Tại Nhà trên website Xogc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!